Cũng tương tụ như các dòng dây leo khác về khâu làm đất và xử lý hạt giống nhưng đối với mướp đắng cần lưu ý các vấn đề sau:
Làm giàn
- KHông nên làm giàn vội để cây bò dưới đất, mục đích là để khoanh gốc cho cây ra nhiều rễ.
- Khi cây dài khoảng 1m thì làm giàn cho leo. Khi cây leo giản khoảng 1m thì có thể bấm ngọn để cây ra nhiều nhánh. Để đảm bảo tỷ lệ đậu quả cao thì khi cây ra hoa cái có thể tiến hành thụ phấn cho hoa.
- Cây khổ qua-mướp đắng khi đã có tua cuốn thì rất mau lớn, ta có thể làm giàn kiểu chữ A, X hoặc để mặc chúng leo lên bờ tường. Với nhà ở thành phố, bạn có thể tận dụng mắc lưới tường để cho khổ qua- mướp đắng leo giàn.
Cắt tỉa
- Để lại 2-3 cành cấp 1/dây, dùng dây để buộc ngọn khổ qua vào lưới để chúng có thể leo lên. Cắt tỉa những dây yếu ớt, cho trái không hiệu quả để tạo dàn thông thoáng cho những mầm khỏe mạnh phát triển.
- Làm sạch cỏ dại và tỉa bỏ những lá bị sâu bệnh, nhánh gốc cho ruộng được thông thoáng.
- Giai đoạn này bạn cần ngắt bớt lá quá dày ở gần quả để tập trung chất dinh dưỡng và nhận được nhiều ánh sáng để phát triển.
Hoa đực trên cây mướp thường có thời gian rất ngắn thường nở buổi sáng và rụng buổi chiều. Nên lưu ý để có thể thụ phấn cho cây hợp lý,
Thu hoạch: 48-50 ngày xuống giống, và thu hoạch quả sau thụ phấn 7-10 ngày.
Mướp đắng là đối tượng rất dễ bị ruồi đục trái tấn công gây thối từ bênh trong, làm quả bị vàng ko phát triển được. Cần dùng bẫy nhử và bao bọc quả để quả đạt năng suất cao.