Ủ Rác Nhà Bếp Và Kinh Nghiệm ???

Qua thời gian dài sử dụng #𝙧𝙖́𝙘_𝙩𝙝𝙖̉𝙞_𝙣𝙝𝙖̀_𝙗𝙚̂́𝙥_đ𝙚̂̉_𝙪̉_𝙥𝙝𝙖̂𝙣_𝙝𝙪̛̃𝙪_𝙘𝙤̛, em chia sẻ cách ủ phân theo em là tối ưu và tiết kiệm , đơn giản nhất cho mấy anh chị em chưa ủ tham khảo nhé!
- Cách 1 : Ủ với nước+ men vi sinh+ mật rỉ đường- Phương pháp này nghe thì rất dễ làm tuy nhiên rất tốn kém, dễ có mùi hôi, dễ sinh dòi...=> Gây lãng phí => nản, vì em đã từng bị 1 thùng như vậy, k dám bê đi đổ luôn á 🙁
=> Xử lý nếu thùng ủ phân rác nước bị nặng mùi, thì anh chị nên chuẩn bị 1 thùng xốp, đổ đất vào, đồ thùng phân rác vào, rồi lấp đất lại, rải thêm trichoderma vào thùng, đậy nắp lại, thời gian sau đem ra dùng bt nhé!
- Cách 2: Đây là cách ủ khô với đất và trichoderma. Theo em nghĩ là an toàn, hiệu quả và ít hay hầu như k có rủi ro. Có thể thêm rác vào mỗi ngày.
+ Rác nhà bếp bao gồm tất cả những loại thức ăn thừa, vỏ trái cây, vỏ tôm, xương cá, cơm....
+ Nấm đối kháng Trichoderma có tác dụng diệt trừ mầm mống, vi sinh vật có hại. Triệt tiêu mùi hôi, tăng khả năng phân hủy rác hữu cơ mà không làm phát sinh khí độc hại cho môi trường. Làm tăng lượng vi sinh vật có lợi trong phân bón, tốt cho cả cây trồng và đất canh tác
+ Chuẩn bị:
👉 Thùng xốp có nắp đậy
👉 Nấm Trichoderma
👉 Rác thải nhà bếp
👉 Đất
+ Tiến hành: Đổ 1 lớp đất vào thùng xốp, rải 1 lớp rác nhà bếp lên trên,tiếp thêm rắc 1 lớp trichoderma lên trên, và cuối cùng 1 lớp đất mỏng => Đậy nắp kín.
Ngày mai, nếu có rác cứ lặp lại như trên. Cứ làm như vậy cho đến khi đầy thùng.
Sau 30 ngày đem thùng phân này ra bón cho cây hoặc trộn thêm với đất để trồng nhé! Đất cực kì mùn, tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
Lưu ý: Không xịt nước lên trên thùng ủ nhé. vì rác đã ẩm, khi rác phân hủy sẽ ra nước, nước này rút hết vào trong đất
Một số anh chị xịt thêm nước lên sẽ bị hôi đó ạ!